Điều Kiện Ắt Có Của Học Viên Tâm Linh Học
(Annie Besant, trong loạt thuyết trình về sự lập hạnh)
“Điều Kiện Ắt Có Của Học Viên Tâm Linh Học” là một trong những bản dịch rất đặc sắc của cố giáo sư Huỳnh Thanh Nhạn (cựu giám học trường Gia Long trước năm 1975) từ nguyên bản “A Stage on the Path that Leads to the Masters of Wisdom” của Annie Besant, mà người viết đã có cơ hội được giáo sư trao tặng để làm tài liệu nghiên cứu.
Mặc dầu với số tuổi gần 80, và thân thể suy yếu luôn bị đau đớn bởi chứng bệnh thấp khớp, giáo sư đã để hết tâm huyết trong việc sưu tập, chuyển dịch, biên soạn những tài liệu về tâm linh học cho các hội viên tham khảo. Tháng 7 năm 1995, giáo sư đã ra đi trong sự tiếc nhớ và kính yêu của toàn thể hội viên và thân hữu.
Nhận thấy sự giá trị của những bài dịch nhất là công sức mà giáo sư đã ngày đêm gỏ từng nét trên bàn máy chữ để hoàn thành, người viết xin mạn phép được lần lượt phổ biến lại một số ít tài liệu để khỏi phụ lòng mong ước của cố giáo sư.
Điều Kiện Ắt Có Của Học Viên Tâm Linh Học
“Loạt bài này nhắm vào những người đang bị hấp dẫn về siêu hình, những người muốn noi gương các Thầy, tìm đường phục vụ. Thường thường họ là những người mà trong vô số kiếp trước kia đã được dắt dẫn về bộ môn này; đến nay nhân duyên đưa họ đến gặp một người, một nhóm, một tổ chức cùng nhắm về một hướng. Lại cũng có những người khác đang được dẫn dắt làm quen với bộ môn này trong kiếp hiện tại và đang dò dẫm các bước đi. Họ đều cần biết các điều kiện tiên quyết, các tiêu chuẩn tối thiểu để được chấp nhận nghiên cứu sâu hơn, cũng có thể được dắt dẫn đến hết con đường để hoàn thành ước vọng của mình.
Họ phải là những người có thái độ dứt khoát với điều dữ. Sự ác trược không được còn lảng vảng trong tâm tư dù chỉ là những bóng lờ mờ. Họ không lần lựa với cái xấu, cái bất nhân, bất nghĩa, mặc dầu trong khi lần mò tìm con đường chánh họ có thất bại nhiều lần.
Họ phải đặt mục tiêu và hiểu mục tiêu họ nhắm tới. Công trình khi đã bắt đầu không được bỏ dở dang. Họ phải chấp nhận cái mục đích của sự học hỏi này: không mong danh vọng, quyền thế, không mong làm thầy thiên hạ. Mục đích là sự phục vụ, sự cứu rổi nhân sanh.
Họ cũng phải chấp nhận yếu tố thời gian mà đơn vị là thế kỷ. Không nên tưởng rằng họ có thể được cái đặc ân rút ngắn thời gian vào một kiếp. Tưởng như vậy là rước thất bại ngay bước đầu. Như thế họ phải hiểu thấm nhuần về luật Luân Hồi và sự vay trả, trả vay của Tạo Hóa. Không có gì trong vũ trụ mà bị mất đi, cái tốt cũng như cái xấu.
Thành công nào họ đạt được, họ mang theo từ kiếp này sang kiếp khác, không bị mòn mỏi, không bị thất lạc. Họ phải công nhận qua trí thức của họ cái bất di bất dịch của các luật thiêng liêng. Khi khẩn cấp họ gọi đến là được trả lời; khi họ kháng cáo Luật sẽ thẩm định. Họ không còn ngờ vực sự kiện giống nào sanh quả nấy, và quả này nó có thể gặt hái trong nhiều kiếp sau trong tương lai., khi nào Luật thấy cần, khi nào thời gian được xét ra là thuận tiện nhứt cho họ và cho nhân loại. Cho nên họ phải đợi. Quả chưa chín, họ không vội gặt, giống chưa lên họ bình thản đợi chờ. Rồi trong kiếp hiện tại họ sẽ làm việc với những vật liệu do họ tự cung cấp từ các đời trước và được Luật gìn giữ nguyên vẹn. Có bao nhiêu họ làm việc với bấy nhiêu và chỉ bao nhiêu đó thôi, dù ít, dù nhiều, dù phẩm chất cao, dù còn non yếu. Họ cũng đinh ninh rằng, với bất cứ vật liệu nào rốt cuộc rồi họ cũng sẽ thành công, không phải là có thể thành công mà là chắc chắn thành công, không phải là nhờ vận may mà là sự bảo đảm hẳn hoi. Từ cái nhỏ nhoi đó, họ cố gắng mỗi ngày một ít, mỗi kiếp mỗi phát triển hơn và mỗi lúc mỗi chắc chắn lên con đường chánh nghĩa.
Họ sẽ biết kiểm soát ý nghĩ, lời nói, việc làm của họ, họ sẽ hiểu năng lực của tư tưởng họ phát xuất và nó có phản động lực gì đối với người đã phát xuất ra nó. Và đối với thế giới chung quanh mà họ mong phục vụ. Họ phải biết tư tưởng của họ được gì, giúp được là bao, thêm bao sức mạnh, thanh lọc bao nhiêu. Như vậy nó chỉ đem sự hữu ích là vì mục tiêu tối hậu của họ là giúp đời.
Họ còn phải biết cách để thông cảm với đồng loại. Họ phải biết dùng chánh ngôn, họ phải nói sự thực, không phải cái thực của thế gian (mặc dầu cái thực này không nên chê) mà là cái chính xác, cái trung thực. Tính trung thực đó đối với một học viên Tâm linh vừa là kim chỉ nam trong sự tu tập, vừa là cái khiên che chở họ phân tách được những ảo tưởng của trần gian. Họ mến chuộng sự trung thực, tức nhiên họ cũng đắn đo, phân tích những lời của người khác. Họ chỉ chấp nhận những gì mà lý trí họ chấp nhận để khỏi sa vào các thuyết dị đoan.
Thêm vào đó, lời nói phải dịu dàng, có lễ độ, tuỳ chuyện mà nói, tuỳ người mà nói, tuỳ lúc mà tỏ bày. Nhưng lúc nào cũng khoan thai, cũng nhẹ nhàng, cũng đầy lòng trắc ẩn khi cần vì sự trung thực nhứt thiết không cần phải làm tổn thương đối tượng.
Rồi đương nhiên họ sẽ hành động đúng, vì hành động là biểu thị của tư tưởng bên trong. Khi tư tưởng trong lành, khi phát ngôn có ý tứ, thì hành động chỉ có thể là thanh cao. Nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng là ba sợi giây buộc kẻ mong theo con đường phục vụ của các Thầy; đó là ba sợi giây vô hình của sự tự chủ, tự kiểm soát trong tư tưởng, lời nói, việc làm.
Các Thầy không phải từ không mà có, các Thầy là những con người, nhưng họ đã biết chế ngự những ý nghĩ tội lỗi, bất chánh. Họ biết lựa chọn bằng lý trí điều nên làm, điều nên tránh, việc vì trước, việc gì để sau, làm sao cho thuận lòng người, đúng Luật Thiên Nhiên. Giai đoạn sơ khởi này đòi hỏi người học viên tương lai phải chấn chỉnh tác phong đạo hạnh để nên người có đức độ, nghiêm chỉnh, nghiêm minh, biết tránh điều ác đã đành mà còn phải biết tạo điều thiện, biết giúp đời để lập công bồi đức. Đây chỉ là giai đoạn đầu như đào móng, đóng cừ, đổ nền chắc chắn cho công cuộc xây dựng toà lâu đài đạo đức. Sự hiện diện của nhơn sanh tại cõi thế này không phải là ngẫu nhiên hay vô cớ. Sự kiện đã nằm sẵn trong Luật định. Ta phải biết ta từ đâu tới và sẽ đi về đâu. Tất nhiên là lá sẽ rụng về cội. Mà con đường trở về này không có vẽ trên các dư đồ quốc tế mà lại ở trong chính cái tâm của con người.
“Điều Kiện Ắt Có Của Học Viên Tâm Linh Học” là một trong những bản dịch rất đặc sắc của cố giáo sư Huỳnh Thanh Nhạn (cựu giám học trường Gia Long trước năm 1975) từ nguyên bản “A Stage on the Path that Leads to the Masters of Wisdom” của Annie Besant, mà người viết đã có cơ hội được giáo sư trao tặng để làm tài liệu nghiên cứu.
Mặc dầu với số tuổi gần 80, và thân thể suy yếu luôn bị đau đớn bởi chứng bệnh thấp khớp, giáo sư đã để hết tâm huyết trong việc sưu tập, chuyển dịch, biên soạn những tài liệu về tâm linh học cho các hội viên tham khảo. Tháng 7 năm 1995, giáo sư đã ra đi trong sự tiếc nhớ và kính yêu của toàn thể hội viên và thân hữu.
Nhận thấy sự giá trị của những bài dịch nhất là công sức mà giáo sư đã ngày đêm gỏ từng nét trên bàn máy chữ để hoàn thành, người viết xin mạn phép được lần lượt phổ biến lại một số ít tài liệu để khỏi phụ lòng mong ước của cố giáo sư.
Điều Kiện Ắt Có Của Học Viên Tâm Linh Học
“Loạt bài này nhắm vào những người đang bị hấp dẫn về siêu hình, những người muốn noi gương các Thầy, tìm đường phục vụ. Thường thường họ là những người mà trong vô số kiếp trước kia đã được dắt dẫn về bộ môn này; đến nay nhân duyên đưa họ đến gặp một người, một nhóm, một tổ chức cùng nhắm về một hướng. Lại cũng có những người khác đang được dẫn dắt làm quen với bộ môn này trong kiếp hiện tại và đang dò dẫm các bước đi. Họ đều cần biết các điều kiện tiên quyết, các tiêu chuẩn tối thiểu để được chấp nhận nghiên cứu sâu hơn, cũng có thể được dắt dẫn đến hết con đường để hoàn thành ước vọng của mình.
Họ phải là những người có thái độ dứt khoát với điều dữ. Sự ác trược không được còn lảng vảng trong tâm tư dù chỉ là những bóng lờ mờ. Họ không lần lựa với cái xấu, cái bất nhân, bất nghĩa, mặc dầu trong khi lần mò tìm con đường chánh họ có thất bại nhiều lần.
Họ phải đặt mục tiêu và hiểu mục tiêu họ nhắm tới. Công trình khi đã bắt đầu không được bỏ dở dang. Họ phải chấp nhận cái mục đích của sự học hỏi này: không mong danh vọng, quyền thế, không mong làm thầy thiên hạ. Mục đích là sự phục vụ, sự cứu rổi nhân sanh.
Họ cũng phải chấp nhận yếu tố thời gian mà đơn vị là thế kỷ. Không nên tưởng rằng họ có thể được cái đặc ân rút ngắn thời gian vào một kiếp. Tưởng như vậy là rước thất bại ngay bước đầu. Như thế họ phải hiểu thấm nhuần về luật Luân Hồi và sự vay trả, trả vay của Tạo Hóa. Không có gì trong vũ trụ mà bị mất đi, cái tốt cũng như cái xấu.
Thành công nào họ đạt được, họ mang theo từ kiếp này sang kiếp khác, không bị mòn mỏi, không bị thất lạc. Họ phải công nhận qua trí thức của họ cái bất di bất dịch của các luật thiêng liêng. Khi khẩn cấp họ gọi đến là được trả lời; khi họ kháng cáo Luật sẽ thẩm định. Họ không còn ngờ vực sự kiện giống nào sanh quả nấy, và quả này nó có thể gặt hái trong nhiều kiếp sau trong tương lai., khi nào Luật thấy cần, khi nào thời gian được xét ra là thuận tiện nhứt cho họ và cho nhân loại. Cho nên họ phải đợi. Quả chưa chín, họ không vội gặt, giống chưa lên họ bình thản đợi chờ. Rồi trong kiếp hiện tại họ sẽ làm việc với những vật liệu do họ tự cung cấp từ các đời trước và được Luật gìn giữ nguyên vẹn. Có bao nhiêu họ làm việc với bấy nhiêu và chỉ bao nhiêu đó thôi, dù ít, dù nhiều, dù phẩm chất cao, dù còn non yếu. Họ cũng đinh ninh rằng, với bất cứ vật liệu nào rốt cuộc rồi họ cũng sẽ thành công, không phải là có thể thành công mà là chắc chắn thành công, không phải là nhờ vận may mà là sự bảo đảm hẳn hoi. Từ cái nhỏ nhoi đó, họ cố gắng mỗi ngày một ít, mỗi kiếp mỗi phát triển hơn và mỗi lúc mỗi chắc chắn lên con đường chánh nghĩa.
Họ sẽ biết kiểm soát ý nghĩ, lời nói, việc làm của họ, họ sẽ hiểu năng lực của tư tưởng họ phát xuất và nó có phản động lực gì đối với người đã phát xuất ra nó. Và đối với thế giới chung quanh mà họ mong phục vụ. Họ phải biết tư tưởng của họ được gì, giúp được là bao, thêm bao sức mạnh, thanh lọc bao nhiêu. Như vậy nó chỉ đem sự hữu ích là vì mục tiêu tối hậu của họ là giúp đời.
Họ còn phải biết cách để thông cảm với đồng loại. Họ phải biết dùng chánh ngôn, họ phải nói sự thực, không phải cái thực của thế gian (mặc dầu cái thực này không nên chê) mà là cái chính xác, cái trung thực. Tính trung thực đó đối với một học viên Tâm linh vừa là kim chỉ nam trong sự tu tập, vừa là cái khiên che chở họ phân tách được những ảo tưởng của trần gian. Họ mến chuộng sự trung thực, tức nhiên họ cũng đắn đo, phân tích những lời của người khác. Họ chỉ chấp nhận những gì mà lý trí họ chấp nhận để khỏi sa vào các thuyết dị đoan.
Thêm vào đó, lời nói phải dịu dàng, có lễ độ, tuỳ chuyện mà nói, tuỳ người mà nói, tuỳ lúc mà tỏ bày. Nhưng lúc nào cũng khoan thai, cũng nhẹ nhàng, cũng đầy lòng trắc ẩn khi cần vì sự trung thực nhứt thiết không cần phải làm tổn thương đối tượng.
Rồi đương nhiên họ sẽ hành động đúng, vì hành động là biểu thị của tư tưởng bên trong. Khi tư tưởng trong lành, khi phát ngôn có ý tứ, thì hành động chỉ có thể là thanh cao. Nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng là ba sợi giây buộc kẻ mong theo con đường phục vụ của các Thầy; đó là ba sợi giây vô hình của sự tự chủ, tự kiểm soát trong tư tưởng, lời nói, việc làm.
Các Thầy không phải từ không mà có, các Thầy là những con người, nhưng họ đã biết chế ngự những ý nghĩ tội lỗi, bất chánh. Họ biết lựa chọn bằng lý trí điều nên làm, điều nên tránh, việc vì trước, việc gì để sau, làm sao cho thuận lòng người, đúng Luật Thiên Nhiên. Giai đoạn sơ khởi này đòi hỏi người học viên tương lai phải chấn chỉnh tác phong đạo hạnh để nên người có đức độ, nghiêm chỉnh, nghiêm minh, biết tránh điều ác đã đành mà còn phải biết tạo điều thiện, biết giúp đời để lập công bồi đức. Đây chỉ là giai đoạn đầu như đào móng, đóng cừ, đổ nền chắc chắn cho công cuộc xây dựng toà lâu đài đạo đức. Sự hiện diện của nhơn sanh tại cõi thế này không phải là ngẫu nhiên hay vô cớ. Sự kiện đã nằm sẵn trong Luật định. Ta phải biết ta từ đâu tới và sẽ đi về đâu. Tất nhiên là lá sẽ rụng về cội. Mà con đường trở về này không có vẽ trên các dư đồ quốc tế mà lại ở trong chính cái tâm của con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét