Bộ Thủ Ấn này chủ yếu do hệ phái Đông Mật sử dụng. Đại pháp tu trì này dùng 9 bộ cách tu trì để khai mở lực tiềm năng tập trung trong 9 nơi bí mật ẩn trong thân người. 9 bộ vị tiềm năng này gồm 7 luân xa và các ngón của 2 tay là 9. Pháp tu luyện Cửu Tự Thủ Ấn, nên lựa chỗ trống vắng.
Không quá tối quá sáng, không quá chật, quá rộng, trần nhà không quá cao quá thấp. Thời gian tu tập bất luận ngày đêm, nhưng vào sáng sớm thì không khí trong lành hơn. Trước khi tập cần phải rửa tay súc miệng sạch sẽ, sửa sang quần áo, dung nghi. Người mới tập không được tập quá 30 phút. Cách thực hiện thủ ấn đã có ở phần bài viết của huynh TheAnh, ở đây chỉ bổ sung ấn và chú.
1/Thủ ấn của LÂM:
Quán niệm sinh mệnh lớn rót đầy trong vũ trụ đang rót đầy tòan thân ta và ta đang tiếp dòng sinh mệnh lực này, ta hiện đang biến thành BẤT ĐỘNG BỒ TÁT. Chú: NAMAH SAMANTA VAJRANAM (3L) - OM VAJRA SATVA AH (108L) - OM VAJRA SATVA AH. NAMAH SAMANTA VAJRANAM HAM (108L)
2/Thủ ấn của BINH:
Thủ ấn này biểu thị cho người bệnh nặng sắp chết tung giường trổi dậy, khôi phục lại sinh mệnh. Quán niệm ta là HÀNG TAM THẾ MINH VƯƠNG biểu lộ sự nổi giận, hàng phục tất cả kẻ địch xung quanh. Chú: NAMA STRIYA DVIKANAM SARVA TATHAGATANAM AM VIRAJA VIRAJI MAHACAKRA VAJRI SATA SATA SARATE SARATE TRAYE TRAYE VIDHAMANI SAMBHAMJANI TRAMATI SIDAGRI YATTRAM SVAHA (108L) - OM SUSHINI SUSA VAJRA HUM PHAT (108)
3/Thủ ấn của ĐẤU:
Đấu là Dũng cảm quả đóan, càng gặp chướng ngại càng bộc lộ quyết tâm cao. Quán niệm ta như Kim Cang Mạn Bồ Tát tòan thân màu trắng (bạch nhục) đoan trang đang phóng hào quang chói lọi Chú: OM SAMAYASATVAM OM VAJRA MALE THATA (108) - OM SAMAYA SATA OM VAJRA MALE TRAYA (108L) 4/Thủ ấn của GIẢ:
Biểu thị có thể tự do tự tại thao túng khống chế nhục thể của mình hoặc người khác. Quán niệm: Ta cùng Kim Cang Đại Nhật đồng làm 1 thể. Tâm của Đại Nhật Như Lai như sư tử vương, nuốt chửng hết bốn loại độc trong tâm ta như Tham Sân Si... Chú ( Niệm ra tiếng): OM VAJRA DATU VAM (108L) Tưởng tượng ánh hào quang từ câu chú biến chiếu khắp hư không. 5/Thủ ấn của GIAI:
Biểu thị cho sự thay đổi của tâm người cho đến Tha tâm thông, có thể tùy tâm muốn thao túng kẻ khác. Không quan niệm quán tưởng, tập trung vào thủ ấn, không có chút tạp niệm trong đầu. Chú: OM SARVA TATHAGATA MUSTI VAM OM VAJRASATVA MUSTI A OM VAJRA RATNA MUSTI TRAM OM VAJRA DHARMA MUSTI KHAM OM VAJRA KARMA MUSTI HAM (108l)
6/Thủ ấn của TRẦN:
Là tiếng của Linh giới, tập trung vào sự Kính ái và giàu có. Quán niệm tự thân biến thành Kim Cang Tát Đỏa. Tiếp theo phải quán Kim Cang Câu Bồ Tát, Kim Cang Sách Bồ Tát, Kim Cang Tỏa Bồ Tát, Kim Cang Linh Bồ Tát. Sau đó xướng chơn ngôn, kết thủ ấn. Chú: OM VAJRA SATSA AH JAH HUM VAM HOH(108l)
7/Thủ ấn của LIỆT:
Là bởi ta hòan thành đến mức cứu tế cho người khác, biểu thị Tâm của bậc Thánh. Tâm vô tưởng vô niệm mà tiến hành.
8/Thủ ấn của TẠI:
Là lăng không, ngự không một cách tự do tư tại, bay lượn trong không trung. Biểu thị sức mạnh có thể khống chế tự nhiên. Cần tưởng nguyệt luân tròn đầy. Nguyệt luân dần dần biến to ra đến lúc chiếm nửa hư không. Ngay khi đó, thân ta và thân Đại Nhật cũng dần biến to, đối nhau, dần dần tiến gần nhau cho đến khi nhập lại làm một. Ta cũng là Đại Nhật, trụ vào trong nguyệt luân tròn.
9/Thủ ấn của TIỀN:
Là Phật, cũng là cảnh giới của bậc siêu nhân. CĂN BẢN THÀNH THÂN HỘI Suất lãnh Tứ Phật biểu thị đức Đại Nhật Như Lai đang nhập Niết Bàn Không có quán tưởng, quán niệm chơn ngôn.
TRAO ĐỔI:
Bạn Raybin65 mến.
Thanh xin được nói thêm một chút theo hiểu biết và sưu tập riêng của mình. Tu trì Đại pháp Thủ Ấn này là thông qua 9 bộ cách tu trì để khai mở Lực tiềm năng tập trung trong 9 nơi bí mật ẩn nơi thân người. Môn Cổ Đại Du Già đã phát hiện ra 7 nguồn suối phát xuất năng lượng trong cơ thể (7 luân xa hay còn gọi là Cakra).
Các vị Du Già Đại sư đã tìm ra những biện pháp kiểm soát và khai mở các nguồn suối năng lượng này. Thông qua sự tu tập các phương pháp, rèn luyện về sự khai mở 7 luân xa trong thân làm cho con người khai quật các tiềm năng của tự thân mình, thực hiện được các kì tích phi thường mà Đạo gia, Phật gia thường gọi là thần thông. Thật ra, việc thực hiện các phép DuGià (Yoga) của Ấn Độ là một trong những phương tiện khai mở luân xa để đạt đến thần thông.
Cửu Tự Thủ Ấn cũng vậy, các vị Tổ Mật Tông Tây Tạng đã biết vận dụng công năng của các bộ ấn khế kết hợp với thần chú và các thế tập, quán tưởng , quán niệm để sáng tạo ra Cửu Tự Thủ Ấn Đại pháp. Mục đích cuối cùng của pháp môn này cũng là con đường giải thoát mà thôi, chỉ có khác chăng là phương tiện thực hiện có một số chi tiết hơi giống với phép tu luyện của Đạo Gia bên Trung Quốc ( bởi vì các vị Tổ Mật Tông Nhật Bản đã tham cứu cách tu tập từ những pháp môn của Trung Quốc mà). Chính vì những thành tựu thần thông đạt được trong quá trình tu luyện đã làm cho một số vị đời sau rẽ sang lối khác, luyện theo Thần đạo, chia năm xẻ bảy,xây dựng thành nhiều tông nhiều phái. Nếu những ai có nghiên cứu về thuật Ẩn Giả ( Ninja) sẽ thấy những người tu tập cao đều có luyện qua ấn chú...
Tóm lại, tu hành theo Mật tông dễ sở đắc thần thông, đồng thời cũng dễ chệch hướng nếu không có thầy lành, bạn tốt. Mật tông Nhật Bản ít phổ biến như Mật tông Trung Quốc cho nên nhiều huynh đệ không biết lắm. Xin được trình bày thêm để chư huynh đệ cùng tham khảo, tìm hiểu.
Xin dịch các câu thần chú sang tiếng Việt
Trả lờiXóa